Hướng dẫn lắp đặt tấm poly rỗng
Ngày nay, việc sử dụng các nguyên vật liệu mới để làm các tấm lợp rất phổ biến, đặc biệt là các sản phẩm có tính năng cơ bản giống tấm lợp tôn kim loại, nhưng lại có thêm một số các tính năng khác, thông minh hơn, vượt trội hơn, giúp chủ quản có thể tiết kiệm chi phí hơn. Và trong số đó thì tấm poly đang được ưa chuộng nhất đặc biệt là tấm poly rỗng. Để có thể thi công lắp đặt được một công trình mái lợp sử dụng các tấm poly rỗng đòi hỏi người thi công phải thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật, nhằm tối ưu hóa chất lượng của các tấm poly.
Mái vòm lằm bằng tấm poly rỗng
Giới thiệu về tấm poly rỗng:
Là một trong 3 loại sản phẩm phổ biến của chất liệu poly (gồm poly đặc, poly rỗng, tôn sóng poly). Các tấm poly rỗng được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về tấm lợp cho khách hàng, đặc biệt là nhu cầu làm mát. Vì các tấm lợp poly rỗng có cấu tạo khá đặc biệt, gồm 2 tấm poly mỏng xếp chồng lên nhau, tạo thành các lỗ thoáng khí, giúp gió có thể lùa vào làm tăng khả năng làm mát cho sản phẩm. Ngoài ra thì sản phẩm còn có khả năng lấy sáng thông minh, chịu va đập, có lớp chống tia UV giống với các sản phẩm tấm poly cao cấp khác.
Màu sắc sản phẩm cũng khá đa dạng, với nhiều màu bắt mắt, phù hợp với nhiều loại công trình kiến trúc khác nhau.
Kỹ thuật thi công lắp đặt các tấm poly rỗng:
Một số điểm cần lưu ý trước khi lắp đặt tấm poly rỗng: Luôn phải xác định được mặt có lớp chống tia UV và hướng chúng lên trên, sau khi lắp đặt phải tháo bỏ màng phim để màng phim không bị chảy ra dính vào tấm lợp do nhiệt độ mặt trời.
Cách cắt tấm lợp:
Khi cắt phải sử dụng các vật chuyên dụng như lưỡi cưa kim loại, lưỡi cưa nhỏ, lưỡi cưa đĩa sắc. Khi cắt thì để tấm poly nằm trên mặt phẳng, tránh làm trầy xướt, làm giảm chất lượng của tấm poly.
Sử dụng vít cố định tấm poly:
Để có thể cố định được các tấm poly vào những tấm xà gỗ thì phải sử dụng các loại vít không rỉ, và có khả năng chịu nhiệt. Trước khi vít thì khoan lỗ lớn hơn thân vít ít nhất 2mm so với đường kính của vít, đây thông số để trừ hao cho việc giãn nở của vít. số lượng vít phải phù hợp với diện tích cũng như đặc tính kỹ thuật của tấm lợp poly rỗng.
>>> Xem thêm: Bảng giá tấm poly
Dán keo 2 đầu, nối tấm poly:
Đây là việc làm rất quan trọng, vì việc làm này giúp cho tấm poly tránh được các trường hợp ẩm mốc, bụi vào các khe của sản phẩm. Để thực hiện việc này các kỹ thuật viên có thể sử dụng keo hoặc tấm chữ U bịt kín lại khi hoàn thành.
Để nối 2 tấm poly, tuyệt đối không sử dụng keo dán cố định, như vậy sẽ gây cản trở sự co dãn của tấm poly. Mà thay vào đó là sử dụng tấm chữ H, các tấm chữ H được làm bằng poly hoặc nhôm, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
Tấm poly rỗng
Keo silicon
Là vật liệu dùng để dán các tấm chữ H và U, được sử dụng trực tiếp trên tấm poly, chính vì thế kỹ thuật viên phải kiểm tra thành phần hóa học của chất bịt kín trước khi sử dụng.
Định vị tấm poly:
Khi thi công lắp đặt các tấm poly mái vòm, phải chú ý các đường gân của tấm, các đường gân này phải cùng chiều (theo chiều dọc) với chiều uống cong, để tránh trường hợp đọng nước, bụi bẩn bên trong ruột tấm. Chú ý khi lắm phải tạo độ nghiêng để sản phẩm có thể thoát nước một cách hợp lý nhất.
Để tìm được các sản phẩm tấm poly ưng ý cũng như đội thi công chuyên nghiệp, quý khách vui lòng tìm đến các cửa hàng của đơn vị Toàn Thắng Sài Gòn , chúng tôi luôn cung cấp cho quý khách những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất thị trường hiện nay.